Nghệ thuật xòe Thái là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2013, được UNESCO công nhận vào ngày 15/12/2021, là loại hình múa truyền thống đặc sắc, gắn liền với đời sống đồng bào Thái vùng Tây Bắc trong các sinh hoạt văn hóa cộng đồng (lễ hội, giao lưu, kết bạn, liên hoan văn nghệ, tâm linh)

Tiêu biểu ở 4 tỉnh Tây Bắc: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái
Xòe Thái có 03 loại chính: Xòe nghi lễ, xòe vòng, xòe biểu diễn. Xòe nghi lễ và xòe biểu diễn thường kết hợp với các đạo cụ, được gọi theo tên đạo cụ: xòe khăn, xòe nón, xèo quạt, xòe sạp….
Nhạc cụ: Trống lớn, trống nhỏ, cồng, chiêng, tính tẩu, quả nhạc, kèn, chũm chọe.
Âm nhạc thể hiện quan điểm về thế giới quan, nhân sinh quan của người xưa. Tiếng Trống – Âm nhạc của đất. Tiếng cồng – Sự vang vọng của bầu trời. Tiếng chũm chọe – biểu tượng sinh sôi nảy nở của muôn loài.
Nhịp điệu có 3 giai đoạn lặp đi lặp lại theo tiếng nhạc “tùng tùng rinh, rinh rinh tùng” tượng trưng cho 3 vía: TRỜI – ĐẤT – CON NGƯỜI

Múa xòe giúp con người xua tan những mệt nhọc, thấy yêu lao động, yêu cuộc sống hơn.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam